Hằng năm, từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch, người dân đảo Hà Nam, TX Quảng Yên lại long trọng tổ chức Lễ hội Tiên Công để tưởng nhớ công ơn các tiên công, những người có công đầu tiên khai hoang lấn biển, lập làng. Đây là 1 trong những lễ hội lớn mà du khách nên tham gia khi đi du lịch tour Hạ Long, Quảng Ninh.

Nguồn gốc
Lễ hội Tiên Công ra đời từ thế kỷ XVI và là một trong những lễ hội văn hóa truyền thống lớn nhất trong năm ở Quảng Yên. Qua đây thể hiện sự tri ân của người dân địa phương với 17 vị Tiên Công đã có công khai ấp, dựng làng, lập nên “Tứ xã” đảo Hà Nam.
Theo lời các cụ kể lại, khoảng từ năm 1434 đến 1500, có 17 tiên công quê ở huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, thành Thăng Long (Hà Nội) cùng gia đình xuôi theo dòng sông Hồng ra cửa sông Bạch Đằng để tìm kế mưu sinh. Lúc đầu họ sinh sống trên thuyền bằng nghề đánh bắt tôm cá. Vào một đêm, họ lên trú ở một gò nổi của bãi triều. Tại đây họ nghe thấy tiếng ếch nhái kêu, biết nơi này có nước ngọt. Các tiên công đã cùng gia đình quyết định dừng lại ở bãi triều này khai hoang đất đai, cải tạo thành ruộng lúa, lập làng. Ban đầu lập nên phường Bồng Lưu. Sau đó đổi thành xã Phong Lưu gồm ba thôn: Phong Cốc, Cẩm La, Yên Đông.

Nghi thức
Lễ Ra cỗ họ

Ngày mồng 3 tháng Giêng, các gia đình đều đem lễ vật đến cúng Tổ tại từ đường của dòng họ mình. Đây gọi là lễ Ra cỗ họ, là nghi lễ lớn nhất ở các từ đường thờ tiên công.
Lễ ra cỗ họ hay còn gọi là Lễ tế Tổ mang ý nghĩa cầu mong tiên tổ phù hộ cho con cháu trong dòng họ mạnh khoẻ, làm ăn may mắn, thuận lợi trong năm. Lễ ra cỗ họ là dịp để con cháu tỏ lòng thành hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
>>>Xem thêm: Lễ Hội Bạch Đằng TX Quảng Yên: Phát Huy Truyền Thống Vẻ Vang Của Dân Tộc
Nghi lễ mừng thọ
Vào ngày mùng 5, các con cháu trong gia đình có cha mẹ thượng thọ trang trí khuôn viên gia đình theo nghi lễ truyền thống mừng thọ. Chuẩn bị trang phục áo gấm, khăn thêu chữ thọ, gậy thọ, bàn ghế, Ngày hôm sau, làm lễ mừng thọ cho cụ thượng tại gia đình như một ngày hội đoàn tụ.

Lễ hội Tiên Công đông vui và rực rỡ nhất là ngày chính hội (ngày mùng 7) với nghi lễ “Rước người” độc đáo. Xuất phát từ các nhà thờ tổ, con cháu đội các mâm lễ vật đi trước. Mâm lễ gồm có trầu cau, rượu, xôi, gà hoặc thủ lợn, hương án trên có kết hoa. Mỗi gia đình, dòng họ tạo thành một đám rước. Các đám rước nhập lại khi đến gần bia Tiên Công tạo nên một không khí tưng bừng náo nhiệt, trang trọng và thiêng liêng. Đại diện các dòng họ dâng lễ vật và tế trên bia Tiên Công.

Ngoài ra còn nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao sôi động khác phải kể đến. Đó là Hát chèo, hát quan họ dưới hồ, đêm văn nghệ, bóng chuyền, bóng đá, kéo co, chơi đu,…




Ý nghĩa và giá trị của lễ hội
Trải qua hơn 300 năm, Lễ hội Tiên Công vẫn được duy trì bền vững với các nghi lễ, nghi thức và các trò chơi dân gian. Lễ hội là nét đẹp văn hóa của vùng Hà Nam từ bao đời nay. Sẽ ngày càng được bồi đắp để trở thành một lễ hội xuân được nhiều người mong đợi.
Ngoài ra, Lễ hội Tiên Công không chỉ là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân vùng đảo Hà Nam mà trong nhịp sống hiện đại, lễ hội đã khơi dậy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”,“kính lão đắc thọ” của người Việt. Đề cao tình đoàn kết dòng tộc, xóm làng… Cũng từ đó thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi đổ về. Nhằm phát triển và quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Quảng Ninh.
>>>Xem thêm: Quảng Yên Trở Thành Động Lực Tăng Trưởng Mới Của Tỉnh Quảng Ninh
Phạm Khánh Linh
Tư Vấn BĐS Tại Thị Xã Quảng Yên
Liên Hệ: Mr. Nam
SĐT: 0366.440.999
Đ/C: Cổng phụ KCN Đông Mai, Tx.Quảng Yên, T. Quảng Ninh.