Nếu có dịp ghé thăm TX Quảng Yên vào tháng 9, đúng vào dịp bà con thu hoạch vụ mùa. Bạn hãy nhớ thưởng thức một món quà quê mang đậm nét đặc trưng của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Đó chính là món bánh gio hay gọi nôm na hơn là bánh tro.
Là một loại bánh làm từ những nguyên liệu sẵn có, gắn liền với vùng nông nghiệp. Bánh gio là thứ quà quê có mặt ở nhiều vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, với cách làm bánh được truyền lại từ lâu đời cùng với nguyên liệu đặc biệt, bánh gio Quảng Yên mang một mùi vị khác lạ hơn cả.

Theo lời các bậc cao niên kể lại, vào dịp Tết Nguyên đán hay những dịp đặc biệt. Nhân dân vùng đảo Hà Nam đều tự tay làm bánh gio để cúng tổ tiên. Sau đó là cùng nhau thưởng thức. Từ lâu, nhiều hộ gia đình coi làm bánh gio là nghề phụ truyền thống của gia đình mình.
Bánh gio được làm quanh năm, nhưng để có những chiếc bánh ngon nhất thì phải vào khoảng từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Vì vào thời điểm này đúng vụ gặt, bánh gio được làm bằng gạo nếp mới. Cũng chính là thời điểm người dân làm bánh gio để phục vụ Tết Nguyên đán.

Nét đặc biệt của bánh gio Quảng Yên so với các vùng khác

Nguyên liệu quan trọng nhất chính là nước gio, thứ nước chắt lọc từ quá trình ngâm, lọc đi lọc lại rất nhiều lần từ tro cây giá, sau đó để thật trong. Nhiều nơi còn hoà với chút nước vôi lắng trong cho sạch rồi mới đem đi trộn với gạo nếp.
Ở Hoài Đức, Hà Nội, nước ngâm gạo được người làm lấy từ tro của cây dền gai, rơm nếp, vỏ bưởi; ở Phú Yên là tro của cây tầm gửi, bưởi, cây vừng; còn ở Yên Lãng, Thanh Hóa là tro của rơm nếp, bẹ cau nếp, quả vừng và măng tre; Phú Thọ là lá gai lễ ốc, lá tầm gửi, thân lá cây vừng khô hoặc hạt xoan chín cùng rơm nếp…
Nhưng riêng ở vùng đảo Hà Nam, Quảng Yên, người dân dùng cây giá, loại cây có hình dáng như cây sú, vẹt chỉ sống nhiều ven sông Bạch Đằng. Đây là nguyên liệu chính để đốt thành gio làm bánh gio. (chỉ có ở vùng cửa sông Bạch Đằng) đốt rồi lấy tro ngâm với gạo để làm bánh.
>>>Xem thêm: Top 4 đặc sản Quảng Yên

Cách làm bánh gio
Bước 1: Để làm bánh gio ngon, bạn cho gạo nếp vào vo sạch rồi sau đó cho vào tô, đổ phần nước tro tàu vào ngâm khoảng 3 tiếng, thỉnh thoảng đảo đều cho gạo ngấm nước tro. Nước tro là một loại nước khi ngâm với gạo sẽ giúp cho bánh gio được mềm thơm và có màu nâu rất đẹp.
Bước 2: Bạn rửa sạch lá dong rồi đun một nồi nước lớn, cho lá dong vào chần sôi cho mất một phần chất diệp lục của lá. Sau đó rửa sạch lại lần nữa, để ráo. Gạo sau khi ngâm đủ thời gian sẽ ngấm hết phần nước tro tàu, đổ ra rổ cho ráo nước.
Bước 3: Để gói bánh gio, bạn xếp hai chiếc lá lên một mặt phẳng, úp phần mặt phải của lá xuống. Múc 2 thìa gạo dàn đều lên lá. Cuộn lá lại, gấp phần lá thừa hướng trong, dùng dây buộc suốt chiều dài của bánh.
Bước 4: Để luộc bánh gio, bạn cần chú ý như sau: Luộc bánh gio phải cho vào nồi sạch, được rửa sạch hết vết dầu mỡ. Nếu nồi dính dầu mỡ bánh sẽ không thể chín được. Đổ ngập nước và luộc trong khoảng 2 – 2,5 giờ là bánh đã nhừ.
Bánh chín, bạn vớt ra để ráo nước. Bánh gio bạn dùng nguội hoặc bánh còn hơi hơi ấm, chấm với mật mía hoặc với đường rất ngon.
Bánh ngon là bánh trong, nhuyễn, dẻo và rền. Bánh thường ăn cùng với mật ngọt sánh vàng hoặc đường phên đậm đà.
Ý nghĩa của bánh gio

Bánh gio gắn liền với sản xuất nông nghiệp, bởi được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, gói trong lá dong, lá chuối. Nghề làm bánh gio ở đảo Hà Nam đã được truyền qua nhiều đời. Tuy cuộc sống người dân vùng nông thôn đã đổi thay rất nhiều, nhưng bánh gio vẫn giữ đậm hương vị vốn có của nó.
Bạn có thể bắt gặp bánh gio ở nhiều vùng quê khác. Nhưng bánh gio ở Quảng Yên vẫn nổi tiếng thơm ngon hơn cả và được nhiều thực khách yêu thích.
>>> Xem thêm: Người dân Quảng Yên tưng bừng tổ chức Lễ hội Xuống Đồng
Phạm Khánh Linh